Chủ quan với bệnh lý tủy răng sữa, trẻ phải chịu nhiều thiệt thòi

Khi trẻ gặp các bệnh răng miệng liên quan tới tủy răng sữa sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi. Cùng phongkhamnhakhoa.com đi tìm nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất, nhanh chóng, kịp thời để con yêu không phải chịu đau đớn cũng như những ảnh hưởng khác liên quan tới răng nhé mẹ!

1. Giới thiệu về tủy răng sữa

Tủy răng sữa là một khối mô liên kết non nhiều mạch máu và các dây thần kinh tạo nên, bao bọc bởi một lớp mô cứng gọi là chân răng.

nên điều trị các bệnh lý về tủy răng sữa ở trẻ càng sớm càng tốt
Giới thiệu về tủy răng sữa của trẻ em

2. Nguyên nhân gây bệnh ở tủy răng sữa

  • Tủy răng sữa bị vi khuẩn tấn công đi qua ống ngà được gọi là sâu ngà hoặc đi qua lỗ chân răng được gọi là bệnh nha chu.
  • Tủy răng sữa bị bệnh do chấn thương như gãy răng, vỡ răng hay chảy máu chân răng cũng rất dễ bị ảnh hưởng và gây bệnh cho tủy
  • Khi con bị sâu răng ăn sâu vào tủy mà bác sĩ sơ suất trong quá trình điều trị cũng sẽ ảnh hưởng đến tủy răng sữa

3. Các triệu chứng và bệnh lý về tủy răng sữa

Khi tủy răng sữa của các con bị ảnh hưởng có thể sẽ mắc phải một số bệnh lý như viêm tủy răng sữa, buồng tủy bị chết, tủy chân sống, kẽ chân răng bị viêm và sưng ngoài lợi.

Những bệnh lý về tủy răng chủ yếu là viêm các thành phần mô bọc tủy răng gây nên các bệnh lâm sàng khác nhau tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Để phân theo từng cấp độ bệnh về tủy răng sữa của các con, có thể chia ra thành 3 giai đoạn theo mức độ tăng dần như sau: viêm tủy có phục hồi, viêm tủy không phục hồi và hoại tử tủy (hỏng tủy).

Ngoài bệnh về tủy răng sữa, trẻ có thể gặp nhiều các bệnh răng miệng khác, mẹ có thể tham khảo tại đây để phòng tránh trước cho con yêu nhé!

4. Những biến chứng của bệnh lý tủy răng sữa

Nếu con bạn cũng mắc phải bệnh lý về tủy răng sữa mà không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra viêm tủy cấp, sau đó tủy răng sẽ bị hoại tử dần dần dẫn đến viêm mãn tủy, sau đó là thối hoặc chết tủy.

Những biến chứng của bệnh lý tủy răng sữa đều không tốt cho con của bạn
Những biến chứng của bệnh lý tủy răng sữa đều không tốt cho con của bạn

Khi các bệnh lý của tủy răng sữa đã biến chứng còn gây nên các bệnh lý khác như viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm hoặc tụ lại ở chân răng gây ra u hạt, nang chân răng… Nếu không được điều trị sớm, các con có thể rơi vào tình trạng mất răng.

Ngoài ra, vi khuẩn sẽ tụ lại trong tủy răng có thể gây ra các biến chứng khác như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc…

5. Mục đích của việc điều trị tủy răng sữa cho bé

Nếu mẹ nào đã đọc bài chức năng của răng sữa cũng thấy được tầm quan trọng của hệ răng sữa của con yêu và nó còn có nhiều chức năng hơn cả răng vĩnh viễn ở người lớn chúng ta. Nếu bé bị sâu răng hay bị viêm tủy thường bệnh lý về tủy răng sữa sẽ tiến triển nhanh hơn so với răng vĩnh viễn. Do vậy, khi con bị bệnh liên quan tới tủy răng sữa mà được điều trị kịp thời sẽ mang lại những ý nghĩa như:

  • Khôi phục chức năng ăn nhai cho bé
  • Khắc phục tình trạng phát âm ngọng
  • Phát triển xương hàm, nướu khỏe mạnh

Cho dù là răng sữa sẽ bị thay thế bởi răng vĩnh viễn, nhưng nếu còn đầy đủ răng sữa thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc bé bị mất răng.

6. Lấy tủy răng sữa có ảnh hưởng gì đến răng vĩnh viễn không?

Nhiều mẹ sợ không dám lấy tủy răng sữa cho con vì cứ nghĩ rằng răng sữa sẽ bị rụng đi và không biết liệu lấy tủy răng sữa có ảnh hưởng gì đến răng vĩnh viễn không.

Các bác sĩ của phongkhamnhakhoa.com cho biết, thông thường trẻ khoảng 6-12 tuổi thì hệ răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Đối với những chiếc răng sữa đã được điều trị tủy và bị rụng đi thì răng vĩnh viễn vẫn có thể mọc lên bình thường. Trong trường hợp răng sữa bị vỡ một mảng lớn, có mủ hay bị nhiễm trùng trong xương thì mới phải chỉ định nhổ răng.

Khám và điều trị tủy răng sữa cho con kịp thời sẽ tránh không bị nhổ răng
Khám và điều trị tủy răng sữa cho con kịp thời sẽ tránh không bị nhổ răng

Khi tủy răng bị ảnh hưởng sẽ gây ra các biến chứng ở trên. Tuy nhiên, nếu tủy răng sữa được điều trị kịp thời sẽ tránh cho các con không phải nhổ răng sữa. Bởi nếu nhổ răng sẽ ảnh hưởng tới các răng bên cạnh, chúng sẽ mọc xô lệch sang vị trí mất răng, khiến cung xương hàm kém phát triển. Ngoài ra, các răng vĩnh viễn sau này mọc lên không đủ chỗ cũng sẽ mọc lệch lạc, khấp khểnh, không đều nhau. Nếu con bạn cũng rơi vào trường hợp này thì có thể sẽ dẫn đến hiện tượng răng mọc lộn xộn, hô, móm răng…

Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy chú ý theo dõi thường xuyên răng miệng của con, khắc phục kịp thời bệnh lý ở tủy răng sữa. Điều trị sớm sẽ không ảnh hưởng tới việc mọc răng vĩnh viễn sau này.

7. Các bước điều trị tủy răng sữa cho bé tại nha khoa

Các bệnh lý về tủy răng sữa sẽ không thể khắc phục bằng tay hay các mẹo dân gian. Việc này cần can thiệp bởi máy móc hiện đại và kiến thức sâu về chuyên khoa răng mới có thể xử lý được. Do đó, bố mẹ hãy đưa con đến nha khoa để thăm khám và đưa ra cách điều trị hợp lý, tốt nhất cho răng sữa của bé.

Bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt của phongkhamnhakhoa.com đưa ra cách điều trị tủy răng sữa cho bé được tiến hành như sau:

Thăm khám tình trạng của tủy răng sữa

Đầu tiên, con bạn sẽ được nói chuyện, vui chơi và được các bác sĩ tạo tâm lý tốt. Khi con đã quen với mọi thứ ở phòng khám và các bác sĩ thì sẽ được thăm khám răng miệng cẩn thận, đánh giá tình trạng viêm tủy của bé.

Điều trị tủy răng sữa tại nha khoa

Sau khi đã được thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả đó để đưa ra phương pháp xử lý. Con của bạn sẽ được chỉ định điều trị tủy răng bằng một trong các phương pháp sau:

  • Đối với những lỗ sâu răng sát tủy: Bác sĩ sẽ sử dụng Calcium Hydroxie đặt lên phần ngà mềm, sau đó đặt Eugente trong ít nhất 6 tuần. Cuối cùng, răng sữa sẽ được trám bằng những vật liệu nha khoa nhân tạo.
  • Đối với trường hợp bé bị viêm tủy răng sữa nhưng chân răng vẫn khỏe: Bác sĩ sẽ lấy đi những mô tủy bị tổn thương để bảo tồn tủy chân răng chưa bị nhiễm trùng. Sau đó dùng Formocresol đặt ở đầu ống tủy, trám lại bằng Eugenate. Và cuối cùng là trám lại bằng chất trám nhân tạo.
  • Trong trường hợp con bạn bị viêm tủy nặng hoặc tủy đã bị hoại tử: Bác sĩ sẽ lấy đi toàn bộ mô tủy bị tổn thương, làm sạch ống tủy. Cuối cùng sẽ trám lại bằng vật liệu nhân tạo.

Việc điều trị tủy răng sữa là rất cần thiết để con yêu có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái. Để đề phòng các bệnh răng miệng ở trẻ, bố mẹ hãy cho con đi khám răng định kỳ tại nha khoa, hướng dẫn cho con chăm sóc răng miệng từ nhỏ, mẹ có thể tham khảo tại đây nhé!

Ngoài ra, trong bài dạy bé đánh răng đúng cách đã nêu rõ từng bước vệ sinh răng miệng mà bố mẹ nên áp dụng để hình thành thói quen từ khi còn nhỏ cho các con. Trang bị cho mình thêm các kiến thức về nha khoa để bảo vệ răng cho cả nhà nhé! Chúc các con có hàm răng chắc khỏe và sáng bóng!

Tác giả

Tin cùng danh mục

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *