Năm rồng là năm mà theo dân gian là năm đẹp để sinh con. Chính vì thế, năm nay không ít ông bố bà mẹ cố gắng “săn được rồng”. Chẳng vậy mà tỷ lệ sinh năm nay cao hơn hẳn những năm khác. Hạnh phúc khi được mong đợi một đứa trẻ ra đời. Là một người mẹ, hãy thay đổi lối sống của mình và thận trọng để tránh bất kì vấn đề gì ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng thật không may, đau răng có vẻ là một vấn đề phổ biến hay gặp ở phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn ngăn ngừa và hạn chế đau răng khi mang thai.
1) Tại sao bà bầu đau răng?
Đau răng, viêm lợi rất thường gặp ở phụ nữ mang thai đem lại những đau đớn, khó chịu. Vậy nguyên nhân do đâu mà đau răng khi mang thai?
Răng miệng không được chăm sóc tốt
Điều quan trọng trong việc phòng ngừa đau răng khi mang thai là thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng trước khi mang thai. Kể cả khi bạn đã mang thai rồi, thì việc kiểm tra cũng không phải là quá muộn. Hiện tại, các nghiên cứu cho thấy các vấn đề về viêm lợi khi mang thai luôn trầm trọng hơn bởi vì trong 3 tháng đầu tiên của thai kì, bạn luôn có xu hướng nôn mửa trong khi đánh răng. Do đó, một số phụ nữ mang thai có xu hướng đánh răng ít hoặc không đánh răng ở tất cả các chỗ. Chính điều đó, đã góp phần làm tăng mảng bám, cao răng – là nguyên nhân gây bệnh viêm lợi.
Thay đổi nội tiết của cơ thể
Khi bạn đang mang thai, cơ thể sản xuất ra lượng estrogen và progesterone nhiều. Các hormon này làm tăng khả năng giữ nước chính vì thế lợi của bạn sẽ bị sưng. Những triệu chứng này gây ra viêm lợi thai kì. Việc không đánh răng, vệ sinh rang miệng tốt làm gia tăng mảng bám và càng kích thích lợi viêm hơn. Lợi răng sưng nhiều, sẽ làm cho răng nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ. Đó là lý do tại sao bà bầu đôi khi uống đồ lạnh hoặc nóng sẽ gây đau buốt.
Ảnh hưởng của răng khôn
Thật không may, nếu bạn bị viêm lợi trùm răng khôn trong thời kỳ mang thai. Viêm lợi trùm răng khôn sẽ gây cho bạn những đau nhức khó chịu, khó há miệng thậm chí sốt và viêm nhiễm nặng hơn. Tốt nhất, nha sĩ sẽ khuyến khích bạn nên cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn sau ba tháng đầu tiên để tránh dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh kéo dài. Tìm hiểu thêm về viêm lợi trùm và cách xử trí viêm lợi trùm tại bài viết: Bệnh viêm lợi ở phụ nữ mang thai.
Quan trọng nhất là bạn phải đến khám nha sĩ càng sớm càng tốt. Nha sĩ sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc răng miệng để bảo vệ em bé của bạn. Thông thường với các bệnh nhiễm trùng nha sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh peniciline (là thuốc kháng sinh dùng được cho phụ nữ mang thai) . Việc tránh tia X nha khoa cũng quan trọng để tránh các tia bức xạ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Trong trường hợp bắt buộc phải chụp tia X nha khoa, bà bầu nên được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ.
Bạn nên nhớ rằng, việc chữa răng khi mang bầu hoàn toàn có thể chấp nhận được mà không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Một số thủ thuật nha khoa thực hiện được khi mang bầu đó là trám răng, điều trị tủy răng (nên hạn chế thuốc tê). Thời điểm 3 tháng giữa là thời điểm phù hợp nhất nếu như bà bầu có chữa răng.
Chữa đau răng tại nhà
Đối với một số trường hợp khẩn cấp bạn có thể sử dụng một số biện pháp khắc phục tạm thời tại nhà như xúc họng nước muối, thuốc giảm đau paracetamol, chườm nóng và lạnh. chườm nóng có thể làm tan mủ, còn chườm lạnh sẽ làm giảm đau.
3) Phòng đau răng khi mang thai như thế nào
Đau răng, viêm lợi khi mang thai có thể phòng ngừa được. Việc phòng ngừa rất đơn giản đó chính là hãy thay đổi thói quen của bạn, có lối sống lành mạnh và quan tâm chăm sóc sức khỏe răng miệng. Việc phòng ngừa được đau răng, viêm lợi khi mang thai không những khiến cho bạn không phải chịu bất kì đau đớn khó chịu về răng miệng nào mà còn làm giảm chi phí điều trị cũng như những căng thẳng khi mang thai.
Chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Bạn phải đánh răng đúng cách và sử dụng chỉ tơ nha khoa ít nhất 2 lần một ngày. Xúc miệng sau khi ăn và uống đồ uống có gas là biện pháp quan trọng để giảm mảng bám hình thành.
Cung cấp đủ dinh dưỡng và khoáng chất
Trong thời kì mang thai, không những người mẹ phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân và cho con mà còn phải tăng cường cung cấp những khoáng chất như canxi và vitamin. Dùng đủ lượng canxi , 1200mg mỗi ngày sẽ tăng cường sức khỏe cho răng của bạn. Bởi vì, trong thời kì mang thai bà mẹ đã bị mất canxi cho em bé của mình. Nên việc bổ sung canxi là rất cần thiết. Vitamin cũng rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt và sự tăng trưởng của em bé. Hơn nữa, vấn đề nha khoa của bạn sẽ được chữa lành nhanh hơn nếu bạn đang khỏe mạnh.
Khám răng định kì
Nên khám nha sĩ định kì 3 – 6 tháng/ lần hoặc khi có bất kì vấn đề gì về răng miệng. Nên lấy cao răng 3 – 6 tháng/lần. Phòng ngừa sâu răng khi mang thai bằng cách sử dụng flouride.
Tóm lại: Phòng luôn hơn chữa bệnh. Chính vì vậy, bà bầu hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt để không phải chịu thêm đau răng, căng thẳng khi mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ rằng, bệnh viêm lợi nặng trong thai kì có thể gây sinh non và sinh con thiếu cân. Giữ cho mình khỏe mạnh chính là vì lợi ích cho con bạn sau này.
Nguồn tin: phongkhamnhakhoa.com