Điều trị tủy răng với mục đích lấy hết tủy răng bị viêm ra khỏi toàn bộ hệ thống ống tủy, giữ lại chiếc răng “chết”. Điều trị tủy như thế nào để không ảnh hưởng tới hệ thống ống tủy và không còn triệu chứng đau đớn của viêm tủy răng là vấn đề mà các bác sĩ của phongkhamnhakhoa.com hết sức chú ý.
Vì sao phải điều trị tủy răng?
Khi tủy răng bị hỏng do sâu răng, mẻ răng hay do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều gây ra nhưng cơn đau dữ dội, đau liên tục hoặc đau thành từng cơn. Vừa đau vừa buốt và có thể kéo dài tới 30 phút. Mức độ đau có thể là đau nhẹ tại chân răng bị viêm tủy răng hoặc đau dữ dội và lan ra xung quanh, thận chí đau lên cả đầu, đau có thể theo mạch nhịp đập. Tình trạng này ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như mọi sinh hoạt hàng ngày, thậm chí ảnh hưởng tới cả thần kinh. Nếu không điều trị tủy răng kịp thời, đau tủy có thể kéo dài tới khi tủy chết, gây ra các lỗ sâu răng, vỡ rạn răng, mòn răng hoặc viêm nha chu…
Điều trị tủy răng như thế nào?
Bệnh nhân khi bị đau tủy răng có thể sử dụng thuốc giảm đau tạm thời và phải chú ý tới tác dụng phụ của thuốc về đường tiêu hóa cũng như trên toàn thân. Sau đó cần phải khẩn trương đưa đến bác sĩ răng hàm mặt hoặc phòng khám nha khoa gần nhất để điều trị tủy răng triệt để.
Khám và chuẩn đoán trước khi điều trị tủy răng
Bệnh nhân bị đau tủy răng khi tới Bác sĩ nha khoa sẽ được khám chẩn đoán bệnh và chữa trị tủy răng hợp lý. Nếu răng có chỉ định nhổ thì nên nhổ sớm để loại bỏ triệu chứng đau. Nếu răng có chỉ định bảo tồn thì sẽ được điều trị tủy.
Quy trình điều trị tủy răng
Điều trị tủy như thế nào tại phòng khám răng để không ảnh hưởng tới phát âm cũng như khả năng ăn nhai?
- Bạn sẽ ngồi lên ghế răng trong vài giờ và há miệng trong toàn bộ khoảng thời gian đó – đây là điều khó với phần lớn mọi người. Có lẽ lúc này nên làm xao lãng bản thân bằng một việc gì đó như nghe nhạc chẳng hạn.
- Trong suốt quá trình, nha sĩ sẽ lấy các phần tủy viêm và nhiễm trùng, cẩn thận bơm rửa và tạo hình lại ống tủy, và sau đó hàn kín ống tủy , do vậy mà sự nhiễm trùng được loại bỏ.
- Cuối cùng, bạn sẽ phải đến gặp lại nha sĩ để làm chụp răng nhằm bảo vệ cái răng này, rồi có thể sử dụng nó để nhai như những cái răng còn lại.
Sau tất cả những điều trên, răng bạn sẽ thực hiện được chức năng như bất kì một răng nào khác – có thể cắn, nhai như bình thường.