Kế hoạch điều trị bệnh viêm quanh răng bao gồm
Gồm 4 pha:
1. Điều trị hệ thống
Mục đích:
- Hạn chế và làm giảm các tác động xấu của các tình trạng toàn thân tới kết quả điều trị.
- Bảo vệ bệnh nhân ,nha sĩ và bệnh nhân khác khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn
Gồm:
Kiểm soát sự lo lắng và sự đau
Kiểm soát tình trạng toàn thân (các bệnh toàn thân như: tim mạch, tiểu đường, huyết áp, các bệnh về máu…)
Phòng ngừa cho nha sĩ và các bệnh nhân khác khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn
Tư vấn từ bỏ thói quen xấu (xỉa răng bằng tăm, cắn đồ vật cứng, dùng răng mở nắp bia, chai…..)
Tóm lại
- Trước khi tiến hành làm thủ thuật trên bệnh nhân nha chu cần:
- Cần hỏi bệnh và khai thác kĩ tiền sử bệnh tật, cũng như thói quen của bệnh nhân
- Kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng để phát hiện các bệnh lây nhiễm, các bệnh toàn thân
- Từ đó giải thích rõ tác hại, nguy cơ mắc phải cho bệnh nhân và tư vấn bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh toàn thân, bệnh lây nhiễm, từ bỏ thói quen xấu và có lối sống lành mạnh.
2. Điều trị khởi đầu
1. MỤC ĐÍCH: Loại bỏ các nguyên nhân và yếu tố kích thích tại chỗ
2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
– Lấy cao răng, làm nhẵn bề mặt thân chân răng, hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
– Chữa các răng sâu và có biến chứng sâu
– Nhổ các răng có chỉ định
– Chỉnh sửa các sai sót trong phục hình và điều trị
– Cố định tạm thời các răng lung lay
– Mài chỉnh khớp cắn
– Sau khi thực hiện các bước điều trị khởi đầu, cần đánh giá lại kết quả sau 1 – 3 tháng.
3. Điều trị hỗ trợ
- Phẫu thuật nha chu: được thực hiện sau khi đã điều trị khởi đầu, không còn viêm cấp tính tại chỗ. Mục đích: Loại bỏ tổ chức bệnh lý ở vùng quanh răng, phục hồi lại toàn bộ hay 1 phần tổ chức quanh răng đã mất. Các phương pháp như phẫu thuật nạo túi lợi, phẫu thuật cắt lợi, tạo hình lợi, phẫu thuật ghép xương, phẫu thuật tái tạo mô có hướng dẫn sinh học….
- Phẫu thuật nội nha: Bao gồm phẫu thuật cắt cuống, phẫu thuật nạo nang… Mục đích là lấy bỏ các ống tủy phụ và cuống răng phụ ở vùng quanh cuống răng là nguyên nhân làm thất bại của điều trị nội nha.
- Tái tạo và phục hồi: Mục đích: Phục hồi chức năng ăn nhai, phục hồi khớp cắn sinh lý, phục hồi thẩm mỹ. Gồm các phương pháp như: Nắn chỉnh răng, phục hình cố định và phục hình tháo lắp.
4. Điều trị duy trì
Mục đích:
Phòng ngừa sự tái nhiễm và tái phát của bệnh
Duy trì sức khỏe răng miệng
Bao gồm
Khám răng miệng định kì
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
Kiểm soát các bệnh toàn thân liên quan đến nha chu.
Tóm lại:
Điều trị bệnh nha chu là một điều trị hệ thống, bao gồm nhiều pha điều trị khác nhau. Muốn có một kết quả điều trị tốt cần thực hiện đầy đủ các pha điều trị và có sự hợp tác tốt nhất của bệnh nhân
Nguồn tin: phongkhamnhakhoa.com