Chào bác sỹ! Dạo gần đây tôi hay bị ê buốt răng hàm, nhất là lúc nhai thức ăn hay uống nước đá. Tôi có kiểm tra vùng răng bị ê buốt xem có bị sâu răng hay bị sứt mẻ gì không? nhưng không làm sao cả. Bác sỹ có thể tư vấn giúp tôi về: “nguyên nhân và cách điều trị chứng ê buốt răng hàm? Cảm ơn bác sỹ! ( Huỳnh Thị Mai Lan – Từ Liêm – Hà Nội).

Trả lời
Chào bạn Mai Lan!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những nỗi băn khoăn và thắc mắc của mình tới chuyên mục tư vấn của Phòng Khám Nha Khoa. Với câu hỏi: “Nguyên nhân và cách điều trị chứng ê buốt răng hàm” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Nguyên nhân bị ê buốt răng hàm
Ê buốt răng là một trong những dấu hiệu của bệnh răng ê buốt. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn Mai Lan bị ê buốt răng hàm, nhưng nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do răng hàm của ban bị mài mòn khiến ngà răng bị lộ ra ngoài. Khi bạn nhai thức ăn hay uống nước đá ngà răng sẽ bị kích thích gây ra tình trạng ê buốt như bạn đã nêu ở trên.

Một số tác động bên ngoài có thể khiến bạn bị ê buốt răng hàm:
- Do chải răng không đúng cách, không sử dụng bàn chải lông mềm, trong quá trình đánh răng tác động quá mạnh khiến răng bị mài mòn.
- Ăn quá nhiều thức ăn hoặc đồ uống có nhiều axit.
- Răng bị sứt mẻ do chấn thương răng nào đó
- Các bệnh lý về răng miệng: viêm nướu răng; sâu răng; viêm tủy; viêm nha chu…
Đặc biệt, răng hàm đóng vai trò trong việc nghiền nát thức ăn do vậy khi nhai trọng tâm sẽ đặt chủ yếu vào răng. Khi nhai thức ăn các mảnh vụn thức ăn sẽ còn xót lại và bám vào bên trong kẽ răng rất khó làm sạch. Chính vì điều này khiến cho răng hàm của bạn bị mài mòn gây ra tình trạng ê buốt răng.
Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời có thể gây ra các biến chứng về răng miệng khác như: viêm nha chu; áp xe xương cổ răng… khiến răng dễ bị suy yếu, dễ lung lay và dễ gãy rụng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhai của bạn.
Cách điều trị chứng ê buốt răng hàm
Để có thể điều trị triệt để tình trạng ê buốt răng hàm, ban cần xác định rõ nguyên nhân do đâu, từ đó mới có biện pháp điều trị phù hợp. Để có thể biết được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này bạn cần đến gặp bác sỹ nha khoa càng sớm càng tốt.

Nếu trong trường hợp bạn chưa có điều kiện để đến gặp nha sỹ bạn có thể khắc phục tạm thời tình trạng ê buốt răng hàm bằng một số cách sau:
- Sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng thường xuyên, không nên chà mạnh lên bề mặt răng sẽ khiến răng dễ bị mài mòn.
- Sử dụng các loại kem đánh răng chống ê buốt răng và có chứa nhiều fluro như sensodyne; colage total…nhằm tăng độ chắc chắn cho men răng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn nên dành khoảng 2-3 phút để đánh răng, nên chải một cách nhẹ nhàng, mỗi góc răng nên dành ra 30 giây để làm sạch các mảng bám.
- Súc miệng bằng các dung dịch có chứa fluoride: điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa được các bệnh về sâu răng; viêm nướu răng…đồng thời cũng hạn chế được tình trạng ê buốt răng vô cùng hiệu quả. Bạn nên sử dụng liều lượng theo chỉ dẫn của nha sỹ.
Khi xuất hiện triệu chứng ê buốt răng hàm, bạn nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám và tim ra cách điều trị tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết về: “Nguyên nhân và cách điều trị chứng ê buốt răng hàm” bạn vui lòng để lại câu hỏi vào phần comment dưới đây hoặc có thẻ liên hệ trực tiếp tới 0988 3030 68 hoặc địa chỉ Email: huyen@phongkhamnhakhoa.com để được bác sĩ Lường Ngọc Huyền tư vấn miễn phí!
Nguồn: http://phongkhamnhakhoa.com
Bài viết liên quan:
- Nguyên nhân khiến răng ê buốt
- Sự thật: “làm răng giả cố định có bị ê buốt không?”
- Giải đáp thắc mắc: “Làm răng sứ có bị ê buốt không?”
- Bị ê buốt răng cửa hàm dưới là biểu hiện của bệnh gì?
- Tại sao răng ê buốt và Cách trị răng ê buốt như thế nào?