Răng sữa trẻ em là răng tạm thời và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, răng sữa bị sâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc ăn uống hàng ngày, khiến trẻ khó ăn, mất tự tin khi cười và có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hàm răng vĩnh viễn sau này.
Trẻ bị sâu răng sữa phần lớn là do lỗi của bố mẹ. Nếu biết cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho con từ sớm và trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về nha khoa sẽ tránh được các bệnh răng miệng, tránh không để con yêu phải chịu đau đớn và tự ti về một hàm răng không khỏe mạnh.
Nội Dung Chính
1. Nguyên nhân khiến răng sữa bị sâu
Răng sữa bị sâu có thể do một số nguyên nhân sau đây:
– Do mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện
– Trẻ thiếu canxi dẫn đến men răng dễ bị suy yếu, tăng nguy cơ sâu răng sữa
– Lớp men răng sữa mỏng, dễ bị mòn và dễ bị vi khuẩn tấn công
– Bố mẹ cho con sử dụng quá nhiều đồ ngọt khiến răng sữa bị sâu nhanh chóng
– Do cha mẹ thiếu kiến thức về nha khoa nên vấn đề chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho bé không được quan tâm đúng mức.
2. Hậu quả khi răng sữa bị sâu
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng răng sữa không quan trọng vì sớm muộn thì cũng sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Vậy mẹ có biết rằng khi răng sữa bị sâu thì bé sẽ như thế nào không?
- Nếu răng sữa bị sâu có thể sẽ bị rụng sớm dẫn đến hàm răng vĩnh viễn sau này mọc lệch lạc, gây xô, nghiêng hàm
- Răng sữa giúp bé ăn nhai thức ăn hàng ngày giống như người lớn. Tuy nhiên, nếu răng sữa bị sâu thì khả năng ăn nhai sẽ kém đi, đồng thời gây ra những đau đớn nếu sâu răng ăn vào lớp ngà răng và tủy răng, dẫn đến viêm tủy, hỏng tủy
- Răng sữa bị sâu rụng đi sẽ ảnh hưởng tới việc phát âm của trẻ, nếu mất răng sữa sớm sẽ khiến trẻ phát âm không chuẩn một số từ trong quá trình học nói
- Một số trường hợp sâu răng sữa dẫn đến nhiễm trùng răng sữa, từ đó dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt…
3. Phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?
Nếu mẹ đã đọc bài chức năng của răng sữa chắc chắn sẽ biết được tầm quan trọng của nó như thế nào và sẽ không để con rơi vào tình trạng răng sữa bị sâu như vậy. Tuy nhiên, nếu bé bị sâu răng sữa thì mẹ không cần quá lo lắng, hãy trấn an tinh thần cho con và làm như sau:
Nếu vết sâu ở răng sữa còn mới
Lúc này vết sâu răng nhỏ và bé chưa gặp phải đau đớn gì cả. Mẹ hãy cùng con vệ sinh thật sạch chiếc răng sữa bị sâu và cả hàm răng sau mỗi khi ăn, chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối hàng ngày để ngăn chặn không cho vi khuẩn lây lan.
Nếu răng sữa bị sâu thành vết lớn
Vi khuẩn ăn sâu vào răng tạo thành lỗ sâu răng lớn trên răng của bé, thậm chí ăn gần hết cả chiếc răng sữa. Lúc này, bố mẹ tuyệt đối không được nhổ răng sữa của bé đi, hãy đưa con tới bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị. Răng sữa bị sâu sẽ được khắc phục bằng cách hàn trám răng để ngăn chặn không cho sâu răng phát triển được nữa.
4. Cách phòng tránh không để răng sữa bị sâu
Do bận rộn với công việc xã hội và chăm sóc gia đình nên các mẹ thường làm rất qua loa việc vệ sinh răng miệng cho con. Nếu mẹ muốn giúp con phòng tránh không để răng sữa bị sâu cũng không mắc phải các bệnh về răng miệng thì hãy làm như sau nhé:
- Ngay từ khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên, mẹ cần dùng bàn chải dành cho trẻ em để chải răng lấy đi các mảng bám và thức ăn thừa dính trên răng của con. Đây cũng là hình thức tập cho con đánh răng từ nhỏ
- Khi cho con ăn, mẹ tuyệt đối không được để con ngậm thức ăn trong miệng quá lâu, điều này sẽ không tốt cho răng của bé
- Mẹ hãy hướng dẫn và nhắc nhở con vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, đảm bảo răng của con luôn sạch sẽ.
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, đồ uống có ga để tránh răng sữa bị sâu
- Cho con đi khám răng định kỳ để sớm phát hiện sâu răng sữa ở trẻ
Nếu phát hiện sớm răng sữa bị sâu, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám nha khoa uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ hướng cho bạn cách xử trí tốt nhất khi răng sữa của trẻ bị sâu và hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất để không gây ảnh hưởng tới các răng xung quanh cũng như toàn bộ hàm.
Tham khảo thêm cách chăm sóc răng sữa cho bé tại đây nhé các mẹ!
More from my site
Hướng dẫn cách khắc phục răng sữa của bé bị xỉn màu
Chia sẻ cách chăm sóc bé bị viêm lợi theo lời khuyên của nha sĩ
Hướng dẫn cách đánh tưa lưỡi cho trẻ em cực chuẩn
Bé bị lở miệng – bệnh nhẹ nhưng dễ tái phát
Cách vệ sinh chăm sóc bé bị lở miệng nhanh khỏi bệnh
Bé bị lở miệng nên ăn gì để nhanh khỏi nhất?