Những điều cần biết về điều trị tủy răng

Nếu bạn được nói rằng cần điều trị tủy ngay hoặc cần lên kế hoạch điều trị tủy sớm nhất có thể, thì bạn đang ở đúng địa chỉ rồi đấy. Bài viết này của tôi bao gồm tất cả những gì bạn cần biết trước khi tiến hành điều trị tủy răng, cũng như những gì bạn có thể mong chờ vào phương pháp điều trị này.

Khi theo dõi đến cuối bài viết, bạn sẽ biết được:

Tủy răng: nằm sâu ở bên trong răng, được bao phủ bởi men răng và ngà răng bên ngoài. Mô tủy giúp cho răng có thể phát triển. Nó cũng giúp cho răng cảm nhận được nóng, lạnh, sự chấn động. Mô tủy giúp tái khoáng hóa các tổn thương sâu răng sớm, nhưng chức năng đó chỉ được thực hiện khi răng còn sống và chưa có điều trị tủy. Tủy răng có thể bị nhiễm trùng và viêm do các lỗ sâu, các thủ thuật nha khoa lặp đi lặp lại trên cùng một răng hoặc răng bị nứt gãy hay mẻ.

2. Điều trị tủy răng

2.1 Điều trị tủy là gì?

Điều trị tủy răng là phương pháp này được nha sĩ thực hiện để bảo tồn một răng khô bằng việc “ướp nó” – về cơ bản là loại bỏ mô viêm bên trong răng để các phần bên ngoài (bao gồm cả chân răng ở dưới lợi) có thể giữ lại được trong miệng, thay vì phải nhổ bỏ hoàn toàn.

Điều trị tủy răng là gì?
Điều trị tủy răng là gì?

2.2 Điều trị tủy răng như thế nào?

Phương pháp điều trị tủy răng được thực hiện theo một quy trình nhất định. Từ việc khám răng chẩn đoán bệnh, răng có chỉ định nhổ hay không, điều trị tủy như thế nào cho triệt để…

Những lí lẽ tán thành và phản đối phương pháp điều trị tủy:

Tán thành:

  • Không cần phải tiến hành thủ thuật nhổ răng.
  • Có thể giữ lại răng.
  • Không tiêu xương xung quanh răng.

Phản đối:

  • Không có những chuyện như 100% sạch viêm sau khi điều trị tủy.
  • Có thể khó cho bạn khi phải há miệng vài tiếng để thực hiện phương pháp này.

 

2.3 Khi nào cần điều trị tủy răng?

Để quyết định bệnh nhân có phải điều trị tủy răng hay không cần sự khám xét kỹ lưỡng của bác sĩ. Dựa vào một số biểu hiện như tình trạng đau răng như thế nào, vị trí đau, phim chụp X-Quang hay liên quan của đau… sẽ biết khi nào cần điều trị tủy.

2.4 Phải chờ bao lâu trước khi thực hiện điều trị tủy?

Một khi nhận ra rằng mình cần điều trị tủy thì nó giống như một quả bom hẹn giờ, bởi vì nhiễm trùng cuối cùng cũng sẽ bùng lên. Bạn sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn và cũng sưng đau nhiều hơn nếu trì hoãn. Bạn có thể thấy một vị khó chịu trong miệng hoặc có thể bắt đầu tê cứng. nhiễm trùng sẽ lan tỏa đến nhiều mô gây tổn thương, ví dụ như tim. Đây là lí do tại sao từ hàng trăm năm trước, nhiều người có thể chết vì một cái răng bị viêm.

Nha sĩ sẽ kê đơn kháng sinh cho bạn để chống nhiễm trùng. Nếu bạn dùng kháng sinh trước khi việc điều trị tủy được thực hiện, bạn sẽ bớt đau hơn trong suốt quá trình vì kháng sinh khiến bạn dễ bị tê liệt hơn.

Ngay khi biết rằng mình cần điều trị tủy, bạn phải dùng kháng sinh tức thì. Đừng trì hoãn! Nó có thể đe dọa tính mạng nếu bạn không chịu dùng kháng sinh. Vâng, một cái răng bị nhiễm trùng có thể sẽ giết bạn!

2.5 Lấy tủy răng có hết sạch 100%không?

Nhiều bệnh nhân thắc mắc điều trị tủy răng có hết sạch 100% không. Để giải đáp câu hỏi này, bạn phải hiểu bản chất và quan niệm của điều trị tủy là gì. Các yếu tố như cấu tạo ống tủy, tay nghề của bác sĩ như thế nào… sẽ quyết định việc lấy tủy răng có hết không.

Mách bạn trước khi điều trị tủy răng

Phongkhamnhakhoa.com mách bạn những quyết định chịu sự ảnh hưởng trước khi điều trị tủy răng, hay còn gọi là DUI:

  • Nhiều lúc, bạn đang trong những cơn đau và phải quyết định luôn có nên điều trị tủy không. Khi quyết định trong đau đớn và tuyệt vọng, tôi gọi đó là quyết định chịu ảnh hưởng của nỗi đau. Lúc đó bạn sẽ làm bất cứ việc gì để giảm đi đau đớn của mình.
  • Đây là lúc mà tính cẩn trọng là điều rất quan trọng. Hãy chắc chắn rằng, nha sĩ sẽ nghĩ về những gì tốt nhất cho bạn và sẽ giúp bạn có quyết định đúng đắn, thay vì lợi dụng tình trạng đau đớn mà bạn đang gặp phải.

 

Điều trị tủy răng có hết không?
Điều trị tủy răng có hết không?

3. Sau khi điều trị tủy răng

Bác sĩ Ngọc Huyền của phongkhamnhakhoa.com khuyên bạn không nên cắn hay nhai bằng cái răng được điều trị tủy cho đến khi nó được bọc lại bằng chụp răng. Răng đã được chữa tủy sẽ dễ gãy hơn, do đó cần phải được làm chụp bọc sớm nhất có thể.

Cho đến tận khi bạn có điều kiện làm chụp răng thì việc vệ sinh răng miệng, đánh răng, dùng chỉ tơ vẫn phải được thực hiện thường xuyên.

Một số biểu hiện thường gặp như đau thành từng cơn, nhức nhối khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày… Theo dõi răng sau điều trị tủy để có biện pháp khắc phục kịp thời.

4. Những thắc mắc khi điều trị tủy răng

Tủy răng là phần ở trong cùng của ngà răng và men răng. Ở tủy răng có động mạch, tĩnh mạch, thần kinh và các mao mạch bạch huyết của răng. Phần ống tủy nằm dưới chân răng là sự kết hợp của những nhánh rất nhỏ, mỏng phân nhánh từ buồng tủy phía trên xuống đến chóp chân răng. Mỗi răng (răng cửa, răng nanh và răng hàm) có cấu tạo ống tủy khác nhau. Do vậy, sau khi điều trị tủy răng sẽ có những tác dụng phụ ảnh hưởng trong một thời gian ngắn ngay sau đó.

Khi bệnh nhân điều trị tủy, bác sĩ sẽ tư vấn sau điều trị tủy răng sẽ gặp phải khó khăn hay đau đớn nào. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng giống nhau. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm điều trị tủy răng của các bệnh nhân đã từng lấy tủy để an tâm hơn khi điều trị nhé!

 

 

 

 

Tác giả

Tin cùng danh mục

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *