Những điều cần làm trước khi nhổ răng khôn

Trong các bài viết trước, Bs Ngọc Huyền đã trình bày những vấn đề liên quan đến răng khôn như: khi nào cần nhổ răng khôn, những biến chứng của răng khôn mọc lệch, ngầm, quy trình chăm sóc sau nhổ răng khôn…
Nhận được câu hỏi của một số bạn đọc về việc cần làm gì trước khi nhổ răng khôn. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

 Đau răng khôn

Giả sử bạn đi khám nha sĩ và phát hiện mình có răng khôn mọc lệch, ngầm cần nhổ, hoặc bạn bị sưng đau, lợi trùm răng khôn nhiều ngày cần phải nhổ răng khôn. Vậy quy trình trước khi nhổ răng khôn gồm những bước gì?
Đầu tiên khi bạn đến khám nha sỹ sẽ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng khôn đó của bạn. Nếu như bạn có chỉ định cần phải nhổ răng khôn đó thì công việc của bạn sẽ bao gồm
1. Chụp xquang răng khôn cần nhổ. Nếu bạn chỉ có 1-2 cái răng khôn cần nhổ, bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn chụp xquang tại chỗ khảo sát răng khôn. Nếu bạn có cả 4 răng khôn cần nhổ, vậy tốt hơn hết là bạn nên chụp một phim xquang toàn cảnh bộ răng của bạn. Chụp phim xquang để làm gì?
– Để biết được tình trạng răng khôn của bạn và mô xung quang răng nó bao gồm: Hình dạng chân răng, chân răng cong hay thẳng, bệnh học các mô xung quanh, vị trí răng có gần ống thần kinh hoặc xoang hàm hay không và cuối cùng để biết được mật độ xương như thế nào.

Chụp xquang răng khôn
Chụp xquang răng khôn

Tất cả những yếu tố này để nhằm xây dựng một kế hoạch nhổ răng tốt nhất cho bệnh nhân  chụp xquang răng khôn là bắt buộc
2. Lập bệnh án. Phần lập bệnh án trong đó có phần bệnh sử rất quan trọng. Đó là những thông tin về sức khỏe trước đây của bạn. Nó rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến những biến chứng có thể xảy ra và mức độ phức tạp trong quá trình nhổ răng. Thậm chí nếu bác sỹ không hỏi bạn hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn nói hết các vấn đề sức khỏe bạn gặp phải ví dụ như:
Bệnh tiểu đường: Những bệnh nhân có bệnh tiểu đường thì có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với các bệnh nhân khác.
– Các bệnh liên quan đến tuyến giáp, bệnh thận, hoặc tuyến thượng thận: những bệnh nhân này cần kiểm tra đánh giá chuyên khoa trước khi lên kế hoạch nhổ răng
– Bệnh thiếu máu hoặc các bệnh về máu khác: liên quan đến việc cầm máu trong và sau khi nhổ răng. Các bệnh nhân này cũng cần có sự đánh giá và đồng ý của bác sỹ chuyên khoa trước khi nhổ răng.
– Bệnh về gan (viêm gan B, C, D xơ gan): những bệnh nhân này sẽ tăng nguy cơ các biến chứng chảy máu sau khi nhổ răng
– Bệnh nhân HIV: những bệnh nhân suy giảm miễn dịch tốt nhất là không nên nhổ răng
– Bệnh về tim mạch: các bệnh cao huyết áp, mạch vành, viêm cơ tim.. càn được sự đánh giá và đồng ý của bác sỹ chuyên khoa trước khi nhổ
– Bệnh nhân có tiền sử đã xạ trị vùng đầu cổ: Những bệnh nhân này sẽ có nguy cơ lành thương kém và hủy xương sau khi nhổ răng.
– Bệnh sử sử dụng hoặc dị ứng với thuốc: Cần nói với bác sỹ những thuốc gần đây mà bạn đang sử dụng hoặc bạn dị ứng với thuốc gì. Một số thuốc ảnh hưởng đến quá trình nhổ răng bao gồm: thuốc chống đông, thuốc chống thải ghép (sau ghép bộ phận hoặc chi giả)
Chính vì vậy, nếu trong vòng 3-6 tháng gần đây bạn chưa kiểm tra sức khỏe toàn diện, thì bạn nên làm một test công thức máu và thời gian máu chảy máu đông. Test thời gian máu chảy máu đông là bắt buộc trước khi nhổ răng.

Kiểm tra thời gian máu chảy m
Kiểm tra thời gian máu chảy máu đông trước khi nhổ răng khôn

3. Uống kháng sinh dự phòng trước 1 ngày hoặc 1 giờ trước khi nhổ răng
4. Nghỉ ngơi đầy đủ trước khi nhổ răng, không thức khuya, không dùng chất có cồn hoặc chất kích thích. Tốt nhất nên nhổ răng vào buổi sáng và không nên ăn quá no trước khi nhổ răng.
5. Nên lấy cao răng vào buổi hẹn trước khi nhổ răng

Tác giả

Tin cùng danh mục

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *