Thưa bác sỹ, cách đây một vài tuần tôi có đi trám một chiếc răng sâu tại phòng khám nha khoa gần nhà. Không hiểu vì sao sau khi trám xong răng của tôi lại bị ê buốt rất khó chịu. Bác sỹ cho tôi hỏi: “Răng bị ê buốt sau khi trám phải làm sao?” Mong bác sỹ tư vấn giúp tôi! Cảm ơn bác sỹ nhiều! ( Minh Hà, Hải Phòng).

Trả lời:
Chào bạn Minh Hà!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ nỗi băn khoăn thắc mắc của mình với chúng tôi về tình trạng: “Răng bị ê buốt sau khi trám phải làm sao?” chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Nội Dung Chính
Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt sau khi trám
- Hầu hết nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị ê buốt sau khi trám là do nha sỹ thực hiện thao tác trám không đúng kỹ thuật và công nghệ hàn trám lỗi thời. Khi chỗ trám bị bong ra có thể gây kích ứng lên tủy gây ra tình trạng ê buốt răng sau khi trám.
- Đôi khi có nhiều trường hợp răng bị ê buốt là do vết sâu không được nạo sạch trước khi trám khiến mầm mống vi khuẩn vẫn còn tồn tại, gây kích ứng thậm chí lây lan đến tủy gây ra tình trạng ê buốt răng sau khi trám.
- Tủy bị viêm cũng là nguyên nhân khiến bạn bị răng ê buốt sau khi trám, nếu tình trạng này không được điều trị tận gốc có thể dẫn đến các cơn ê buốt đến tận óc. Trong trường hợp viêm tủy do sâu răng gây ra hoặc do một chấn thương răng nào đó tác động vào nếu không được điều trị triệt để đã vội trám bít lên vùng răng bị tổn thương cũng có thể khiến cho người bệnh bị ê buốt răng sau khi trám. Lâu ngày, cơn ê buốt sẽ kéo dài có thể gây ra chứng áp xe xương ổ răng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của người bệnh.
- Một nguyên nhân khác khiến cho răng bị ê buốt sau khi trám có thể là do áp lực nén ép vật liệu vào xoang khi trám làm dịch chuyển ngà trong các ống ngà gây ra cảm giác ê buốt răng sau khi trám. Hoặc khi hóa cứng miếng trám, do không được kiểm soát nên miếng trám có xu hướng co lại gây ra khoang rỗng trong lỗ sâu khiến cho răng ê buốt sau khi hàn trám xong.
Răng ê buốt sau khi trám phải làm sao để chữa trị?
Thông thường cơn ê buốt răng sau khi trám sẽ chấm dứt trong vòng 1-2 tuần mà không cần dùng đến các biện pháp giảm đau. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp răng bạn bị ê buốt liên tục trong vòng 2-4 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm bạn nên đến trực tiếp phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị một cách kịp thời. Tùy thuộc vào mức độ ê buốt răng sau khi trám mà nha sỹ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:

- Đau khi cắn hoặc chạm hai răng với nhau: cơn đau xuất hiện sau khi thuốc tê đã hết tác dụng gây ra cảm giác ê buốt răng sau khi trám, cơn đau này sẽ kéo dài trong một thời gian dài. Đối với trường hợp này, nguyên nhân gây ra ê buốt răng do kỹ thuật của nha sỹ không tốt đã can thiệt vào khớp cắn khiến cho khớp cắn bị lệch. Để có thể giải quyêt được vấn đề này bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín để định hình lại miếng trám. Trong trường hợp cơn đau vẫn tiếp tục bạn có thể phải điều trị tủy bổ sung.
- Ê buốt răng khi ăn các thực phẩm/ đồ uống nóng lạnh: Khi ăn hoặc uống các đồ nóng lạnh bạn sẽ cảm thấy cơn đau buốt rất rõ rệt, nhưng nó sẽ nhanh chóng hết trong vòng vài giây. Đây là triệu chứng bình thường có thể gặp sau khi trám. Tuy nhiên, nếu cơn ê buốt này kéo dài âm ỉ không dứt bạn nên đến gặp nha sỹ ngay lập tức.
- Đau nhói liên tục dọc thân răng: Khi hàn trám sâu, răng vỡ mẻ mà không điều trị tủy một cách triệt để sẽ khiến cho sự phân rã ăn sâu vào bên trong tiếp tục làm tổn thương các mô răng. Để có thể giảm tình trạng răng ê buốt sau khi trám ban nên yêu cầu nha sỹ điều trị tủy trước khi trám.
Mọi thông tin chi tiết về Răng bị ê buốt sau khi trám phải làm sao? Bạn có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua số điện thoại: 0988 3030 68 hoặc địa chỉ Email: huyen@phongkhamnhakhoa.com để được bác sĩ Lường Ngọc Huyền tư vấn miễn phí!
Nguồn: http://phongkhamnhakhoa.com
Bài viết liên quan:
- Tại sao răng ê buốt và Cách trị răng ê buốt như thế nào?
- 5 cách làm giảm ê buốt răng cực kỳ đơn giản
- Nguyên nhân và cách điều trị chứng ê buốt răng hàm
- Làm thế nào để hết ê buốt răng hiệu quả?
- Sự thật: “làm răng giả cố định có bị ê buốt không?”
- Giải đáp thắc mắc: “Làm răng sứ có bị ê buốt không?”