Mặc dù răng sữa là tạm thời, nhưng vẫn rất quan trọng, và răng sữa vẫn dễ bị sâu răng. Sâu răng ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường được gọi là sâu răng do bú bình, hoặc sâu răng trẻ thơ. Trẻ em cần phải khỏe mạnh, răng cứng chắc để nhai được thức ăn, phát âm và có một nụ cười đẹp. Răng sữa cũng giúp đảm bảo răng vĩnh viễn mọc lên bình thường và đúng chỗ. Điều quan trọng là ngay từ lúc trẻ sơ sinh hãy chăm sóc răng miệng tốt để giúp bảo vệ răng của con bạn trong suốt thời gian sau này.
Nguyên nhân gây sâu răng do bú bình
Sâu răng do bú bình thường xảy ra ở các răng cửa trên, nhưng răng khác cũng có thể bị ảnh hưởng.
Có nhiều yếu tố có thể gây sâu răng. Một trong những nguyên nhân phổ biến là, tiếp xúc thường xuyên và kéo dài giữa răng của em bé với các đồ uống có chứa đường. Sâu răng có thể xảy ra khi em bé ngậm chai hoặc bình bú khi đi ngủ, hoặc ngậm chai với một núm vú giả để cho một em bé quấy khóc.
Sâu răng là một bệnh có thể do vi khuẩn gây sâu răng được truyền từ người mẹ (hoặc người chăm sóc chính) cho trẻ sơ sinh. Những vi khuẩn này được truyền qua nước bọt. Khi mẹ đặt cái thìa ăn của em bé trong miệng, hoặc làm sạch núm vú giả trong miệng, các vi khuẩn có thể được truyền qua cho em bé.
Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi không được cung cấp đủ lượng florua, cũng có thể có tăng nguy cơ sâu răng. Tuy nhiên, sâu răng có thể được ngăn ngừa.
Ngăn chặn sâu răng do bú bình
Không truyền nước bọt với các em bé thông qua việc cho ăn bằng thìa hoặc liếm núm vú. Sau mỗi lần cho ăn, lau nướu răng của con bạn với một miếng đệm, miếng gạc sạch ẩm hoặc khăn lau.
Khi răng sữa của con bạn đã mọc lên, chải nhẹ nhàng với một bàn chải đánh răng dành cho trẻ em (nên đánh nhẹ nhàng tránh làm xước lợi của bé). Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ hoặc bác sĩ của con bạn nếu bạn muốn sử dụng kem đánh răng có florua trước khi con bạn 2 tuổi.
Đánh răng với một số lượng kem đánh răng cỡ bằng hạt đậu với bé từ trong độ tuổi từ 2-6.
Giám sát việc đánh răng của con cho đến khi con của bạn có thể nhổ và không nuốt kem đánh răng (thường không trước khi bé 6 hoặc 7 tuổi)
Thức uống chỉ nên là sữa hoặc sữa mẹ trong chai. Tránh làm các đồ uống như nước đường, nước trái cây hoặc nước ngọt.
Cho trẻ kết thúc bú bình trước khi đi ngủ, lau sạch miệng bé bằng khăn ẩm và làm sạch bình.
Nếu con của bạn sử dụng một núm vú giả, hãy đảm bảo núm vú đó là sạch và đừng nhúng nó trong nước đường hoặc mật ong.
Khuyến khích con có thói quen ăn uống lành mạnh.
Khi chiếc răng đầu tiên của con bạn xuất hiện, hãy nên đến khám nha sĩ của bạn. Chuyến thăm đầu tiên tới nha sĩ sẽ là bước khởi đầu tốt. Lần đầu tiên bé ghé thăm nha sĩ chỉ nên kiểm tra sức khỏe em bé răng miệng tổng quát và cho bé làm quen dần với phòng khám.
“Chăm sóc răng miệng bắt đầu từ ngay lúc trẻ sơ sinh là chìa khóa cho một đời sống sức khỏe răng miệng tốt sau này”.
Nguồn tin: phongkhamnhakhoa.com