Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây lở loét miệng rất nhanh

Bệnh tưa lưỡi là một trong các nguyên nhân chính gây nên chứng biếng ăn ở trẻ. Bệnh này chữa lâu khỏi và dễ tái phát lại nhưng lại ít được các mẹ chú ý đến.

Hôm nay, phongkhamnhakhoa.com sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc xung quanh bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn theo dõi bài viết kết hợp kiểm tra tình trạng bệnh của con mình để tìm cách khắc phục sớm nhất cho con yêu nhé!

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thể gây lở loét miệng rất nhanh
Bệnh tưa lưỡi thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

1. Bệnh tưa lưỡi ở trẻ là gì?

Bệnh tưa lưỡi hay còn gọi là tưa miệng, nấm lưỡi hoặc đẹn, là một loại bệnh xảy ra ở lưỡi và thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (khoảng dưới 1 tuổi) nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ 10 – 15 tuổi. Bệnh tưa lưỡi là những màng giả màu trắng ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi. Những mảng này bám khá chặt vào niêm mạc và thường gây vướng víu, khiến cho bé bị đau, khó nuốt và rất khó chịu.

Trẻ bị tưa lưỡi hoặc mắc phải một số bệnh răng miệng từ khi còn rất nhỏ. Do đó, hãy cho con đến gặp bác sĩ để kiểm tra răng miệng theo định kỳ, sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tránh được khá nhiều hiểm họa đó các mẹ à.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị tưa lưỡi

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tưa lưỡi:

  • Do nấm
  • Do thuốc kháng sinh
  • Do virus
  • Chăm sóc trẻ chưa đúng cách

Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân này, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé!

3. Triệu chứng nhận biết tưa lưỡi ở trẻ

  • Tưa lưỡi xuất hiện theo mảng trắng

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị tưa lưỡi là những mảng trắng (có khi màu xám) mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trên bề mặt lưỡi. Những mảng trắng này có thể còn xuất hiện hở bên trong của má, môi và vòm họng. Do vậy, mẹ hãy quan sát thật kỹ khoang miệng của con để lúc điều trị không bị sót chỗ nào nhé!

  • Các mảng tưa lưỡi thường xơ vữa

Bệnh tưa lưỡi được biểu hiện rõ bởi các mảng xơ vữa của chứng tưa lưỡi và chúng thường được mô tả như sữa đông. Các tổn thương này có thể gây đau đớn cho bé nên khi bé bị tưa lưỡi thường lười ăn hơn. Đôi khi, một số bé bị tưa lưỡi nhưng không có cảm giác khó chịu nào nên vẫn ăn uống như bình thường khiến mẹ khó phát hiện bệnh hơn.

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thể gây lở loét miệng rất nhanh
Bạn có thể nhìn thấy những mảng tưa lưỡi bằng mắt thường

4. Cách điều trị tưa lưỡi cho trẻ

Cách điều trị tưa lưỡi cho trẻ không khó đâu các mẹ à. Một số mẹ thường sử dụng thuốc chữa nấm lưỡi cho trẻ nhưng một số mẹ khác lại tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để trị tưa lưỡi cho con, rất an toàn nên mẹ hoàn toàn yên tâm nhé:

  • Lá rau ngót
  • Nước trà xanh
  • Nước muối pha loãng
  • Thuốc muối dạ dày
  • Cỏ nhọ nồi với lá hẹ

Mẹ hãy dùng gạc (hoặc vải sạch) tẩm ướt bằng những dung dịch trên, sau đó lau sạch lưỡi cho bé. Làm mỗi ngày từ 2-3 lần. Và nên chú ý là vệ sinh sạch lưỡi cho trẻ sau khi bú, hoặc ăn.

5. Điều trị tưa lưỡi, miệng cho trẻ mất bao lâu?

Khi bé nhà bạn được điều trị tưa lưỡi theo các cách ở trên, các triệu chứng bệnh thường thuyên giảm trong một vài ngày điều trị đầu tiên. Nếu tình trạng bệnh của trẻ không được cải thiện, mẹ hãy cho con đi khám bác sỹ để biết được chính xác tình trạng bệnh nhé!

Tưa lưỡi là bệnh không quá khó chữa nhưng cần được các mẹ chú ý để chữa sớm cho con trẻ. Đồng thời, mỗi bà mẹ cần bổ sung thêm kiến thức về nha khoa phòng và chống lại các bệnh răng miệng cho cả nhà. Phongkhamnhakhoa.com mong rằng mọi thành viên trong gia đình bạn có hàm răng chắc khỏe, hơi thở thơm mát và nụ cười thật xinh. Và đừng quên gửi các thắc mắc của mình về các vấn đề răng miệng tới hòm thư huyen@phongkhamnhakhoa.com nhé!

Tác giả

Tin cùng danh mục

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *